Có nhiều kinh nghiệm đã được giới thiệu để giúp người thiết kế dàn trang sách tạo nên một cuốn sách đẹp. Dưới đây mình xin được tổng hợp chia sẻ lại những kinh nghiệm thiết kế dàn trang sách mà mọi người hay dùng.
1.Chọn lựa khổ sách
Khổ sách thường phụ thuộc vào đối tượng đọc và cũng phải in được trên khổ giấy hiện có trên thị trường (để tiết kiệm chí phí giấy in nếu sách được in số lượng lớn, có khi đến vài ngàn quyển). Ở Viêt Nam hiện có các cỡ sách thông dụng như sau:
- 13x19cm (in trên khổ giấy 79x109cm),
- 14,5x20,5cm (in trên khổ giấy 60x84cm),
- 17x24cm (in trên khổ giấy 70x100cm),
- 20,5 x28,5cm (in trên khổ giấy 60x84cm).
Kinh nghiệm thiết kế dàn trang sách cho thấy việc chọn khổ sách nào còn phụ thuộc vào số trang trong 1 quyển sách, không nên chọn khổ sách nhỏ cho một quyển sách dày, hay một quyển sách to mà số trang lại quá ít vì như thế cuốn sách của bạn sẽ bị mất cân đối
2. Xác định khổ bát chữ để tạo một trang sách hài hòa:
Vào thế kỷ thứ 13, Villard de Honnecourt (một kiến trúc sư ở vùng Picardy – miền bắc nước Pháp) đã tìm ra cách xác định tỷ lệ giữa khổ in và khổ bát chữ (sau này được gọi là tỷ lệ vàng) để tạo nên một trang thiết kế hài hòa cho mọi khổ sách.
3. Chọn kiểu thiết kế bố cục (layout)
Sau khi xác định được khổ bát chữ cho sách, đây là công việc rất quan trọng góp phần tạo nên một cuốn sách đẹp. Bố cục trong trang sách bao gồm vị trí số trang, tiêu đề đầu trang và cuối trang (Header & Footer); và đừng quên sử dụng những đường guidelines, một trợ thủ đắc lực trong việc trong dàn trang sách và tạp chí, Guidelines giúp bạn đảm bảo những phần ngoài khổ bát chữ không bị xém mất sau khi cắt thành phẩm sách.
Kinh nghiệm thiết kế dàn trang sách cho thấy để có được một cuốn sách đẹp là những Chapter pages nên là những trang lẻ (Old pages), và khoảng cách từ khổ bát chữ đến Header & Footer đừng quá gần nhưng cũng đừng quá xa, thường là 1 đến 1,5cm.
4. Xác lập trang in dựa trên khổ thành phẩm.
Trong khi xác lập trang in trong các phần mềm dàn trang, các bạn cần lưu ý phần chừa lề cắt (clipping), thông thường là 5mm cho top, bottom và outside magrins. Ví dụ khi xác lập trang in sách khổ 13x19cm thì kich thước trang (document) là 13,5x20cm.
Riêng đối với sách phay gáy vào bìa bằng keo nóng thì bạn cần phải chọn clipping cho inside (thường là 2mm cho mỗi trang). Tuy nhiên tùy vào cách đóng sách (đóng lồng hay đóng kẹp, may chi vào keo hay phay gáy vào keo), số trang nhiều hay ít và thiết bị thành phẩm mà ta có thể tăng giảm clipping cho phù hợp.
5. Kiểu và cỡ chữ thể hiện sự quan tâm của bạn đến đọc giả:
Tùy thuộc vào nội dung sách mà ta nên chọn kiểu chữ sao cho phù hợp nhưng phải dễ đọc. Phù thuộc vào đối tượng đọc giả mà bạn nên chọn kiểu chữ cho phù hợp. Ví dụ đối với người lớn thì bạn nên chọn cỡ chữ 11-12pt, trẻ em hay người già thì bạn nên chọn cỡ chữ từ 13-14pt. Nếu cỡ chữ nhỏ hơn 11pt hay lớn hơn 14pt sẽ làm nhiều người khó đọc và dễ gây hiện tượng mõi mắt.
Kinh nghiệm thiết kế dàn trang sách cho thấy một quyển sách không nên có quá nhiều font (kiểu) chữ, tối đa là 3. Thông thường, nếu không khéo khi sử dụng nhiều kiểu chữ sẽ làm bố cục của sách bị rối và người đọc sẽ khó theo dõi. Để nhấn mạnh những nội dung nào bạn có thể sử dụng chữ nghiên (Italic) hay in đậm (Bold).
6. Chọn lựa tính gáy sách bìa mềm:
Với những sách đóng lồng, khâu thép (thường có số trang dưới 20) thì không cần phải tính gáy sách. Nhưng đối với những sách có số trang nhiều hơn thì thường áp dụng phương pháp thành phẩm là khâu chỉ, vào keo nóng đòi hỏi người thiết kế phải tính đến độ dày của gáy sách.
Cách tốt nhất để có độ dày gáy sách chính xác là làm sách giả (mỗi tay 16 trang). Bạn chọn đúng loại giấy in sách và gấp thành tay giả với số trang thực tế.
Sau đó bạn bắt các tay sách này lại với nhau và kẹp thành quyển sách giả.
Lúc này bạn đo độ dày của gáy sách ta sẽ có được thông số chính xác.
Lưu ý khi đo độ dày của gáy sách bạn cần kẹp các tay sách thật chặt vào nhau.
Hiện tại không có công thức nào có thể tính được chính xác độ dày gáy sách do các nguyên nhân sau:
- Độ dày của giấy thường không đồng nhất dù là cùng định lượng.
- Độ dày của gáy sách còn phụ thuộc vào thiết bị may tay sách và máy vào keo nóng. Gáy sách sẽ dày hơn nếu chỉ may không chặt và lượng keo vào bìa dày.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tác giả sau một thời gian làm sách cho NXB Quân Đội thì đối với loại giấy thường (như giấy Fo hay Bãi Bằng trắng) định lượng từ 60-80gms thì có thể áp dụng công thức sau (độ sai số vẫn còn cao, ± 0.3mm):
+ Giấy có định lượng từ 60-70gms:
Độ dày gáy (mm) = Số trang x 0.048
Ví dụ: sách 100 trang in giấy Bãi Bằng trắng có định lượng 70gms sẽ có độ dày gáy là: 100 x 0,048 = 4,8 (mm)
+ Giấy có định lượng từ 80gms:
Độ dày gáy (mm) = Số trang x 0.052
Ví dụ: sách 100 trang in giấy Bãi Bằng trắng có định lượng 80gms sẽ có độ dày gáy là: 100 x 0,052 = 5,2 (mm)
7. Thiết kế Bìa sách, ấn tượng đầu tiên.
Thiết kế bìa sách là một công việc khá khó khăn, vì ngoài việc thiết kế sao cho đẹp thì còn phải đảm bảo kỹ thuật khi gia công thành phẩm sách. Một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng trong làm bìa sách là xác định độ dày của gáy sách (Spine size).
8. Chọn tính gáy sách bìa cứng:
Đối với loại sách này thì cách xác định độ dày của gáy sách cũng tương tự như sách bìa mềm nhưng khi thiết kế phải cộng thêm 1,5cm cho hai rãnh ở gáy sách; và cộng thêm 2-2.5cm (tùy theo độ dày của sách) nếu gáy sách bo tròn.
Ngoài ra bạn cũng cần phải tính phần tràn nền cho mép gấp, thường là 1,5cm cho mỗi cạnh.
Quý vị có nhu cầu thiết kế dàn trang sách báo tạp trí, mời liên hệ hoặc gửi yêu cầu, tài liệu để chúng tôi có thể tư vấn, báo giá qua :
Email: thietkedantrang@gmail.com
Mobile: 0987634454
Skype: hotrotrados
Yahoo: hotrotrados
Đặng Quốc Nam(Mr)
http://phan-mem-sdl-trados.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét